Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu

Gần đây, giá xăng dầu tăng mạnh theo giá nhiên liệu thế giới, là nguyên nhân chính khiến CPI tháng 2 tăng 1% so với tháng trước và cao hơn 1,2% so với cuối năm 2021.

 



Trong bối cảnh xăng dầu tăng cao, quỹ bình ổn xăng dầu không còn dư địa để hỗ trợ, nên việc đề xuất giảm thuế môi trường 1000 đồng trên mỗi lít xăng cũng không tác động quá nhiều tới việc giảm CPI và khó đạt được mục tiêu kìm chế lạm phát, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng, giảm khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Do đó, Chính phủ nên cân nhắc xem xét giảm thêm thuế nhập khẩu và/hoặc tạm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đến 31/12/2022. Lý do quan trọng là so với việc giảm một mức cố định, việc giảm/miễn các loại thuế tính trên tỷ lệ % giá thành sẽ đảm bảo tính linh hoạt và khả năng tác động hơn so với mức giảm cố định mà Bộ tài chính đang đề xuất.

Hiện nay mỗi lít xăng, dầu bán ra đang chịu 4 loại thuế: Giá trị gia tăng (VAT, 10%), nhập khẩu (10%), tiêu thụ đặc biệt (10%) và bảo vệ môi trường (với xăng E5RON92 là 3.800 đồng, xăng RON95 là 4.000 đồng, dầu diesel là 2.000 đồng.) 

Như vậy, ước tính, bình quân thuế, phí hiện chiếm khoảng 42-43% đối với xăng và 21-27% đối với dầu.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, khi giá xăng dầu tăng 10% thì chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tăng khoảng 0,36 điểm phần trăm và tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng giảm khoảng 0,5%. Tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế thì chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52%, và ga khoảng 1,45%. Điều này phản ánh tác động rất mạnh của biến động giá xăng dầu tới nền kinh tế.

>> Chi tiết Bình luận về đề xuất của Bộ Tài chính giảm thuế môi trường đối với xăng dầu xem tại đây


TS. Nguyễn Quốc Việt; PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệu; Ms. Đỗ Thị Hồng Thắm VEPR Opinions, No.20 - Mar. 2022